Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Khác biệt khi bé bú mẹ 100% và bé bú SCT (Sữa Công Thức)

HIỆN TƯỢNG HỞ RUỘT: khi niêm mạc ruột bé sơ sinh không được bảo vệ và hoàn thiện bởi 72g vàng sữa non.

Trong những bài trước, (Phunudep) đã nhắc đến chức năng bảo vệ của sữa mẹ. (CM nên tìm đọc.)
Hôm nay, (Phunudep) bàn kỹ hơn về niêm mạc ruột non của bé và ảnh hưởng khác biệt khi bé bú mẹ 100% và bé bú SCT (Sữa Công Thức) nhé.


Hầu hết các hệ thống cơ thể của bé chưa hoàn chình khi được sinh ra, và cần tiếp tục được hoàn thiện và được bảo vệ trong suốt quá trình các hệ thống cần được hoàn thiện nữa, để bé sống khoẻ mạnh trong môi trường ngoài bào thai. Chỉ SỮA MẸ mới thực hiện được 2 chức năng bảo vệ và hoàn thiện này.

Ruột non là ống dài nhất trong hệ tiêu hóa (trung bình khoảng 1-2m ở trẻ nhỏ 6.5m ở ngươi trưởng thành).
Tổng diện tích bề mặt bên trong của ruột non đạt tới 400-500m2 nhờ vào lớp niêm mạc ruột có các nếp gấp, với niêm mạc ruột hoàn chỉnh (LÀM THẾ NÀO ĐỂ HOÀN CHỈNH?) dày đặt các lông ruột (villi) và lông cực nhỏ (micro-villi), là nơi dinh dưỡng được hấp thụ từ hệ tiêu hoá vào máu (hệ tuần hoàn) để đi nuôi cơ thể.

1. Chức năng hoàn thiện niêm mạc ruột của sữa mẹ - Chỉ có trong sữa mẹ

Niêm mạc ruột của trẻ sơ sinh không hoàn chỉnh, nghĩa là các lông ruột chưa hoàn toàn phát triển, đặc biệt là chưa được bao bọc dày đặc bởi các lông cực nhỏ.
Do đó, việc hấp thụ các chất vào cơ thể bé, chưa được kiểm soát và chọn lọc. Hệ lông micro-villi cực nhỏ villi này cần một số yếu tồ có trong sữa mẹ và cần thời gian để phát triển hoàn thiện, trước khi có thể tiếp nhận và xử lý dinh dưỡng thật sự qua đường ruột, cũng như có thể ứng phó với các loại khuẩn lạ và mầm bệnh trong môi trường. Khuẩn từ bố mẹ (đặc biệt là từ mẹ) là thân thiện với bé, và trong sữa mẹ có các kháng thể để kháng toàn bộ các khuẩn này, nên người ta còn gọi sữa non đầu tiên vào bụng bé là "mũi tiêm phòng/ chích ngừa".

Một số thành phần chủ yếu giúp phát triển niêm mạc ruột:

EGF (Epidemmal Growth Factor): Kích thích quá trình thiết lập và hoàn thiện của niêm mạc hệ tiêu hoá (và hệ hô hấp).
kích thích sự phát triển của các lông ruột (villi) và lông cực nhỏ (micro-villi) giúp các điểm tiếp nhật dinh dưỡng (receptive site) ở niêm mạc ruột được che chắn (gut closure).
khi ruột được che chắn, các chất độc hại, tế bào lạ, mầm bệnh, vi khuẩn có hại, thức ăn chưa phân huỷ đúng, men nấm có hại sẽ bị các lông cực nhỏ này cản lại, không hấp thụ vào cơ thể, mà sẽ được đẩy xuống ruột già vào phân để thải ra ngoài.
TGF (Transforming Growth Factor): Kích thich sự phát triển của hệ tiêu hoá.
Cm nghĩ xem điều này giải thích vì sao bé bú mẹ có thể đi phân khác nhau hàng ngày, có thể đi phân hoa cải hoa cà, có thể phân loạn khuẩn, mùi tanh, mùi chua, có bọt, nhiều ngày k đi... nhưng không phải là bịnh lý? Vì các thứ thải ra phân đó không hề bị hấp thụ vào cơ thể như với bé bú sữa ct và bị hở ruột.
Ngoài ra, với kiến thức này, các mẹ nó nên đem phân của con bú mẹ hoàn toàn đi thử khuẩn không? Nếu phân bé bú mẹ loạn khuẩn có gì đáng ngại k? Kiến thức này có áp dụng cho bé bú sữa ct k?
Như (Phunudep) vẫn nhắc, kiến thức nuôi con sữa mẹ và nuôi con sữa ct hoàn toàn khác nhau mà

2. Chức năng bảo vệ Chỉ có trong sữa mẹ
  • Khả năng diệt khuẩn (bacteriocidal activity),
  • Chống virus (antiviral activity)
  • Chống sưng tấy
  • Chống viêm nhiễm
  • Tạo dung môi cho các vi khuẩn có lợi phát triển trong ruột (pro-biotic bacteria)
  • Hoàn chỉnh và tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương
Nhờ khả năng tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương này, nên những bé không có sữa mẹ trong vài ngày đầu đời, nhưng được bú mẹ hoàn toàn sau đó và trong suốt 6 tháng đầu, vẫn có cơ hội tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột.

3. Sữa non là thực phẩm duy nhất bé cần trong 72 giờ đầu:

Với những thông tin nói trên, hẳn nhiều bố mẹ đã hiểu được vì sao 3 ngày đầu bé cần sữa non của mẹ: cô đặc các chất cần thiết cho 2 chức năng trên, theo kiểu nói nôm na là "tráng ruột bằng sữa mẹ" để các lông ruột và lông cực nhỏ có cơ hội phát triển tối đa, đạt đến trạng thái hoàn chỉnh, giúp bé có hệ tiêu hoá tối ưu ngay từ nhỏ.

Sữa non đặc hơn, lượng ít hơn, dinh dưỡng thấp hơn, thế nhưng lại phù hợp hoàn toàn với dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh (5ml) và ưu tiên thời gian cho niêm mạc ruột được hoàn chỉnh.
Cm tham khảo bài "Dung tích dạ dày và Nuôi dưỡng sinh học" để hiểu 72 giờ đầu đời bé được cung cấp dinh dưỡng từ lượng mỡ dự trữ trong cơ thể bé như thế nào, và vì sao bé giảm cân 10% trong 3-4 ngày đầu sau khi sinh là hoàn toàn bình thường.

Xem thêm:
4. Tác hại của sữa CT

Chúng ta được dạy trông cậy nhiều vào thị giác của mình, "trăm nghe không bằng một thấy", mà cái chúng ta thấy được thật sự là khiếm khuyến và giới hạn.

Khi sinh con ra, chúng ta hầu như không biết được rằng lớp niêm mạc này cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của bé, mà lại cực kỳ dễ bị tổn thương ở trạng thái chưa hoàn chỉnh này.
Sữa ct không những không có các chất bảo vệ và hoàn thiện cần thiết cho niêm mạc ruột khiến lông ruột bị thiếu hẳn các lông cực nhỏ, mà sữa ct còn chứa các hoá chất, khuẩn lạ (và cả khuẩn có hại do nhiễm nhôm, nhiễm độc ngay từ dây chuyền sx) gây kích ứng lớp niêm mạc mong manh, gây viêm nhiễm, sưng tấy... gây nên hiện tượng hở ruột (leaky gut).

Hiện tượng ruột hở là nguyên nhân chính tăng nguy cơ nhiễm các loại bệnh từ nhỏ đến lớn, từ các bệnh phổ biến như tiêu chảy cho đến các bệnh nguy hiểm như ung thư, do chất độc, tế bào bất thường, mầm bệnh thâm nhập vào cơ thể và tích tụ dần dần trong cơ thể.

Mặc dù niêm mạc ruột bị kích ứng và sưng tấy, nhiều bé vẫn có thể ăn ngủ bình thường, tăng cân tốt (do bất kỳ chất gì đưa vào ruột cũng được hấp thụ), khiến bố mẹ cảm thấy sct phù hợp cho em bé của họ. Một số bé có biểu hiện phản ứng với sct như nôn trớ, đi tiêu ra máu, gây được sự chú ý và khiến bố mẹ lo lắng và ngưng cho bé bú sct.

Có một vị rất uy tín trong ngành nhi quốc tế nói rằng, nếu không có sữa mẹ trong ngày đầu, k cho bé uống gì cả còn tốt hơn nhiều so với cho bé bú sữa công thức.
Trong hình minh hoạ của bài viết này, (Phunudep) chia sẻ hình ảnh chụp kính hiển vi của niêm mạc ruột mạnh khoẻ (1) và niêm mạc ruột bị sưng tấy và thiếu lông ruột và lông cực nhỏ (2c) và gây nên hiện tượng hở ruột (2b). (Phunudep) tin rằng, nếu bố mẹ cho con bú sct ngay sau khi sinh, hoặc nuôi con hoàn toàn bằng sữa ct, nhìn kỹ hình ảnh niêm mạc sưng tấy này hàng ngày, họ sẽ tìm mọi cách để cho con bú sữa mẹ và không ỉ lại vào sct nữa.

(Phunudep) để thêm 2 hình minh hoạ da mạnh khoẻ (A) và da sưng tấy (A), để gợi nhớ cho cm tổn thương bên trong của con, nếu mà cm có thể nhìn thấy.
Không mẹ nào nỡ măc kệ cho con mình sưng tấy da mỗi ngày, vậy hãy nhớ đừng mặc kệ niêm mạc ruột sơ sinh của con, khi nó bị sct làm sưng tấy, và lớn lên với hiện tượng ruột hở.
Con của bạn cần được bảo vệ từ bên trong, trọn đời, trong một môi trường sống vốn có nhiều ô nhiễm và thực phẩm độc hại như thế này.
5. Kết luận:

Để con được bú mẹ hoàn toàn ngay từ sau khi sinh, cm hãy đọc, nghiên cứu sớm và ứng dụng các kỹ năng nuôi con sữa mẹ từ trong thai kỳ, vd kiến thức về dung tích dạ dày của con, về cơ chế cơ thể sơ sinh sử dụng năng lượng dự trữ trong 72 giờ đầu và những kỹ năng chăm sóc bầu vú mẹ... mà (Phunudep) đã chia sẻ.

Chúc các mẹ có thêm động lực để nuôi con sữa mẹ 100% - để cương quyết NÓI KHÔNG với sữa công thức ngay từ phút đầu tiên - để cho con sự khởi đầu hoàn hảo đúng nghĩa!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét