Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

11 Điều cần biết khi nuôi dạy con cái cho tốt

Chẳng ai mong muốn là mình có một đứa con hư cả, ai cũng muốn mình có một đứa con ngoan ngoãn, khỏe mạnh đáng yêu và mong ước của biết bao ông bố, bà mẹ.

Nhưng điều này quả không dễ một chút nào. Nếu như bạn đổ lỗi cho” bố mẹ sinh người, trời sinh tính” thì bạn hoàn toàn sai lầm lớn khi nghĩ như vậy. Môi trường tác động lên mọi thứ cho con cái của bạn, từ tính cách đến các hành vi ứng xử, mọi thứ nó ảnh hưởng đến con cái của bạn sau này.


Có thể bạn không biết nhưng mọi thứ hàng ngày sẽ làm cho con cái của bạn bắt chước theo, thói quen tốt thì không sao, nhưng nếu là thói quen xấu, vô hình chung bạn đang giết con của mình bởi chính sự cư xử của bạn.

Dưới đây là những cách chuyên mục khuyên bạn, để phần nào giúp phát triển nhân cách của trẻ sau này.

Điều 1: Không nói dối trước mặt trẻ em

Bạn biết đấy, bạn luôn dạy con mình là phải sống thật thà, vậy mà có nhiều lúc bạn đã nói dối. Vô tình bạn tiêm nhiễm luôn thói quen xấu đó cho con cái của bạn. Nó nghĩ rằng: mọi thứ bạn làm là đúng, nó chưa đủ nhận thức để hiểu nói dối là có hại

Điều 2: Đừng bao giờ nổi nóng trước mặt con cái

Cãi nhau trong hôn nhân thì chuyện thường tình của biết bao nhiêu cặp vợ chồng. Nhưng làm ơn, con trẻ không có tội hãy tránh xa chúng ra. Nếu như bạn có một đứa bé gái nhìn rất xinh xắn, nhưng khi bạn nói những lời không hay chước mặt nó, thì bộ não của nó đã ghi lại mọi thứ và sau này ở tuổi bạn: nó giống bản sao của bạn vậy. Còn nếu là bé trai, ông bố mà bạo lực gia đình thì sau này nó sẽ y như vậy.

Điều 3: Giáo dục nghiêm khắc


Nghiêm khắc ở đây, tôi không nói đến những vấn đề về luật hay là quy tắc. Những thứ đó nó vô cùng cứng nhắc. Bạn hãy đưa con vào khuôn khổ như thế nào khi mà con bạn cảm thấy thoải mái nhất. Vâng, bạn đang dạy con, nhưng hãy dạy nó theo một cách vừa nghiêm khắc nhưng lại dịu dàng. Bạn hiểu ý tôi chứ?

Điều 4: Trò chuyện với con

Nếu như bạn cứ suốt ngày đi làm kiếm tiền và để con bạn cho những người giúp việc nuôi thì con cái của bạn dần sẽ xa lánh bạn. Chắc chắn rằng: nó sẽ yêu thương bạn đấy, nhưng sau này khi nó phạm lỗi bạn sẽ rất khó để dạy nó. Ai cũng có công việc của mình, vì thế bạn nên bớt chút thời gian trò chuyện với con những khi rảnh trong ngày.

Điều 5: Thấu hiểu tâm lý


Tâm lý trẻ con là điều khó hiểu nhất, có thể đôi lúc việc làm của nó khiến bạn bực bội và khó chịu. Nhưng, trong sâu thẳm tâm hồn non nớt của nó, nó đang nghĩ rằng, việc nó đang làm ra giúp bạn đó. Bởi vậy nên khi trẻ mắc lỗi, đừng vội đánh nó. Hãy hỏi nó trước và giảng giải cho nó hiểu.

Điều 6: Đặt ra các hình phạt

Hình phạt ở đây không phải roi vọt hay mắng mỏ. Hình phạt ở đây là một cái gì đó vừa giúp trẻ thấu hiểu và uốn nắn chúng tốt hơn. Hình phạt đơn giản chỉ là: Ngày hôm nay, con đã phạm lỗi, má sẽ phạt con bằng cách, ngồi xem hết một cuộn băng này và tối hãy nói cho má nghe, con hiểu gì từ nó.

Đương nhiên là những cuốn băng nói về cách trẻ em hư rồi, đó là những sai sót của những đứa trẻ khác. Chỉ cho chúng thấy, điều này là sai lầm. Dần dần chúng sẽ trở nên hiểu hơn

Điều 7: Đưa con đi chơi


Hãy cho con đi chơi khi có cả bố và mẹ. Bạn nên quay lại clip buổi picnic đó. Thi thoảng hãy chiếu cho con bạn xem và thậm chí bạn cũng nên ngồi xem. Bạn sẽ thấy phút giây hạnh phúc bên gia đình là thế nào? Một gia đình đi chơi với nhau, quây quần lại xem những khoảnh khắc tuyệt vời. Một gia đình hạnh phúc

Điều 8: Đừng chiều theo ý thích của con trẻ

Nếu như con bạn thích ăn kẹo ngọt và những đồ kẹo, bánh, kem thì bạn đừng bao giờ chiều theo ý thích của chúng. Nếu nó muốn thứ gì? Bạn đừng bao giờ đáp ứng lại, hãy cho nó hiểu rằng: nếu chúng muốn có thứ gì chúng sẽ phải tự làm lấy và bạn đừng bao giờ nuông chiều nó quá mức

Điều 9: Khi nó đau, hãy để nó khóc

Thật hay, khi mà con bạn ngã ( tôi muốn nói đến một sự vấp ngã bình thường không có gì đáng lo ngại) Nó không đau mấy đâu, vậy nên bạn đừng vội chạy lại đỡ và dỗ nó: Nó sẽ khóc to hơn và lúc đó chính là lúc nó đang yêu cầu bạn phải chiều theo ý thích của nó nhé. Thay vì vậy, hãy đi xa thêm một đoạn, mỉm cười dang tay và nói với nó: Con ngoan lại đây với mẹ ( bốn ) nào.

Điều 10: Học ư? Hãy để tự nhiên

Bạn càng ép nó quá sớm thì khi lớn lên nó càng ngại học. Đừng thấy nó có một chút thông minh rồi nghĩ nó là thần đồng và bắt nó học đêm ngày để rèn luyện trí thông minh. Hãy để nó tự học, nếu nó thích toán học, bạn hãy để ý những câu nói của nó.


Ví dụ như một câu nói rất ngây ngô: Nhà Bi có 5 người, nhưng hôm nay chị Hai đi vắng thì còn 4..nếu nó thích vé: nó sẽ vẽ không ngừng. Vậy nên hãy để ý thói quen của nó và để nó tự thích thì học, khi nó không muốn. Đừng ép.

Điều 11: Đừng bao giờ cho nó tiêu tiền khi chưa đến tuổi

Hãy bắt nó vào khuôn khổ. Khi ngày tết đến thay vì lỳ xì bằng tiền, bạn hãy đưa đồ chơi cho nó. Hãy để nó nhìn thầy, cảnh bạn làm việc mệt mỏi thế nào, khổ cực ra sao để kiếm tiền. Nó sẽ dần ý thức được thôi.


Nuôi dạy con cái tốt cần phải có một quá trình. Đòi hỏi bạn phải thực sự quan tâm đến vấn đề này và đừng bao giờ mắc lỗi lầm trước mặt nó. Nuôi con đúng cách gian khổ - kết quả ngọt bùi hoa thơm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét