Trước khi bạn quyết định rút hầu bao đầu tư một bế cá hoành tráng, hãy đọc kỹ 5 lời khuyên sau về cách bảo trì cũng như vệ sinh bể cá để có cái nhìn rõ ràng nhất về những gì bạn sắp làm.
1. Kiểm soát tảo xanh
Một điều bạn sẽ nhận ra khá nhanh chóng sau khi bạn mua và nuôi bể cá là tảo xanh nhầy nhụa bắt đầu hình thành rất nhiều trên thành bể. Để kiểm soát tảo, điều quan trọng là phải có cách vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, có một vài loại cá cảnh đặc biệt thích tảo, ví dụ như giống cá Plecostomus (còn được biết đến là cá tỳ bà, cá lau kính, cá dọn bể).
Xem thêm:
- 5 kỹ thuật bảo dưỡng và chăm sóc cá rồng chi tiết (Phần 1)
- Bể cá cảnh nên nuôi bao nhiêu con thì tốt cho phong thủy
- Hướng dẫn bạn cách phân biệt cá rồng các loại (Phần 1)
- Giới thiệu 5 bước để cơ cấu bể nuôi cá rồng thành công
Nuôi một đôi cá Plecostomus có thể kiểm soát sự phát triển của tảo vì loại cá này rất thích ăn tảo.
2. Vệ sinh kính bể
Giữ cho kính của bể cá sạch sẽ là việc làm đầu tiên để đảm bảo một môi trường trong lành cho cá.
Nuôi một đôi cá Plecostomus có thể kiểm soát sự sinh sôi nảy nở của tảo nhưng vẫn có những việc cần đến bàn tay của chính bạn. Cách tốt nhất là sắm một bộ dụng cụ vệ sinh và sử dụng nó để làm sạch bề mặt kính bên trong bể trước mỗi lần thay nước. Bao nhiêu chất bẩn sẽ theo nước bể ra ngoài.
Bể kính cần được giữ sạch sẽ cả trong lẫn ngoài để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ cho cá cũng như làm đẹp cho ngôi nhà.
3. Vệ sinh nước bể
Bạn cần vệ sinh nước bể một lần mỗi tuần. Những gì bạn đang thực sự làm là thay một phần nước trong bể, khoảng 10 – 20%. Chỉ một lượng nước nhỏ thế này được thay mới thôi cũng khiến cho bể cá trông đẹp mắt hơn và sạch sẽ trở lại. Trong khi đó, lượng vi khuẩn có ích cần thiết cho cá vẫn được giữ trong bể.
Sau khi thay nước, sử dụng vòi hút hoặc máy hút chân không để làm sạch sỏi và các phụ kiện trang trí trong bể. Đổ đầy nước trở lại. Lưu ý, nếu dùng nước máy, các bạn cần xả nước ra chậu để bay hết clo rồi mới đổ vào bể cá.
Dành thời gian thay nước hàng tuần.
4. Vệ sinh sỏi
Lớp sỏi dưới đáy bể cá chính là cái kho lưu trữ tất cả những thứ gì quá nặng để có thể nổi trong nước, đó chính là thức ăn thừa và chất thải của cá. Nếu bạn có một bể cá rộng, bạn sẽ muốn mua một chiếc máy hút được chế tạo dành riêng cho việc vệ sinh bể cá. Nó sẽ hút sạch những chất bẩn đang lẩn khuất giữa những viên sỏi mà không hút sỏi lên.
Nếu bạn có một bể cá nhỏ và không muốn sử dụng máy hút thì bạn sẽ làm sạch sỏi vào những lần thay toàn bộ nước trong bể. Lúc này, việc vệ sinh trở nên thật đơn giản. Chỉ cần lấy hết sỏi ra và xả liên tục dưới vòi nước cho đến khi chúng khá sạch sẽ. Bạn không cần cố gắng kỳ cọ tất cả các viên sỏi bóng bẩy như mới, bởi vì, cá cần có một lượng vi khuẩn có ích nhất định.
Vệ sinh sỏi là rất cần thiết vì chúng lưu trữ rất nhiều thức ăn thừa và chất thải của cá, làm bẩn môi trường nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cá.
5. Vệ sinh bộ lọc
Tùy thuộc vào kích thước của bể cá, bạn có thể có một hoặc nhiều bộ lọc để giữ cho cá khỏe mạnh. Vệ sinh bộ lọc là một bước quan trọng của việc bảo trì. Làm theo những hướng dẫn đi kèm với từng loại bộ lọc, sẽ có lúc bạn cần phải thay thế một số bộ phận.
Nên nhớ rằng những bộ phận này được bao phủ bởi các loại tảo và vi khuẩn có lợi, là một phần của sự cần bằng cần có để cá sống khỏe mạnh. Thay thế tất cả các bộ phần cũng một lúc có thể làm mất cân bằng cho môi trường sống của cá. Vì thế, chỉ nên thay từng thứ một để cá dễ thích nghi.
Bảo trì bộ lọc là việc làm không thể thiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét