Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Bạn biết gì về các chú tuần lộc của ông già noen

Những "phụ tá" đáng yêu của ông già Noel chính là những chú tuần lộc cần mẫn kéo chiếc xe chở đầy quà của ông già Noel đấy các bạn! 


Tuần lộc là loài hươu lớn sống ở Bắc Cực,và một số vùng ở phía bắc châu Âu và châu Á. (chủ yếu là bang Alaska(Mỹ), Canada, bán đảo Scandinavia và Nga). Thức ăn của chúng là những thực vật vùng lãnh nguyên. Đặc biệt là loài này cả giống đực và cái đều có sừng. Kích thước và trọng lượng của chúng phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính.  



Những con đực ở tuổi trưởng thành thường cao khoảng 1m và cân nặng trung bình đến 170kg. Trong khi đó con cái cũng có chiều cao tương tự song trọng lượng chỉ khỏang 90 kg mà thôi. Chính vì thế, chúng mới có thể chở được ông già Noel và túi quà to bự của ông chứ nhỉ?      
Nhìn có vẻ bé thôi nhưng chúng rất nặng đấy 

1. Chạy nhanh như gió   

Bạn có tự hỏi làm sao ông già Noel kịp mang quà cho bao nhiêu em trẻ trong đêm Giáng Sinh không? Câu trả lời nằm ở khả năng phi thường của các chú phụ tá. Tuần lộc là loài có khả năng chạy đến 80 km/h. Mỗi khi đi săn, tuần lộc sẽ phóng rất nhanh với cái đầu ngẩng cao kiêu hãnh, song song với mặt đất, còn cái đuôi thì dựng đứng lên. Còn nếu tuần lộ bị săn đuổi, chúng sẽ phi nước đại và mất hút rất nhanh đấy.

  
Chạy nhanh như gió 

2. Động vật có vú di chuyển nhiều nhất trên cạn   

Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, nếu cá voi lưng gù là loài di chuyển dưới nước nhiều nhất (8000km/năm để về nơi sinh sản) thì tuần lộc là loài chăm chỉ di chuyển trên cạn nhất. Trung bình một năm chúng có thể đi đến khoảng 5000km cơ đấy.  

Tuần lộc là loài chăm vận động nhất trên cạn.” 

3. Khả năng chịu lạnh tốt   

Tuần lộc phải là một loài chịu lạnh siêu giỏi, nếu không thì sao chúng có thể song hành cùng ông già Noel trong đêm Giáng Sinh lạnh giá? Có được khả năng siêu phàm đấy là nhờ cơ thể tuần lộc được bao phủ một lớp lông đặc biệt có khả năng giữ không khí. Lớp không khí này giúp cô lập môi trường xung quanh với cơ thể chúng. Ngoài ra, hệ tuần hoàn của tuần lộc còn có khả năng giúp máu lạnh trong các chi hấp thụ được nhiệt từ nguồn máu nóng trong người của chúng.  

Chúng là một trong những siêu chịu lạnh đấy 

4. Đồng hồ sinh học vô giá trị   

Tại vùng Bắc Cực, mặt trời chiếu rọi trong 6 tháng mùa hè và lặn suốt 6 tháng mùa đông, tạo ra những ngày có 24 giờ đầy ánh nắng hoặc hoàn toàn là bóng đêm. Để thích nghi với điều này, các chú tuần lộc đã phải hi sinh đồng hồ sinh học của mình.   Bình thường, các loài sinh vật khác muốn duy trì đồng hồ sinh học phải có những hooc- môn như melatonin điểu khiển chu kì ngày – đêm. Những hooc-môn này tác động nhiều nhất đến mắt và hệ thần kinh, giúp sinh vật ăn ngủ đều đặn đúng giờ, nhằm duy trì chu kì sinh học của cơ thể.

 

Đối với tuần lộc, đồng hồ sinh học thật vô giá trị   
Tuy nhiên, chất melatonin này duờng như không tìm thấy ở trong tuần lộc. Các nhà khoa học cho rằng chỉ ban ngày mới có cơ hội phát hiện loại hooc-môn này trong cơ thể chúng. Nhưng lượng hooc-môn lại thấp vô cùng. Còn khi bóng tối xuống, sự tập trung melatonin hoàn toàn chấm dứt; chúng chỉ xuất hiện trở lại vào ban ngày thôi. 

5. Tiếng kêu là ám hiệu nhận diện   

Làm thế nào để tuần lộc nhận ra đâu là đồng loại của chúng? Tất cả đều dựa vào cường độ và tần số riêng của tiếng kêu đấy. Con đực chỉ cất tiếng kêu trong mùa thu - mùa giao phối. Các nhà khoa học cũng phát hiện được tuần lộc có túi khí lớn trong cổ.

 Nhờ có túi khí, chúng mới phát ra được tiếng kêu khàn khàn để thu hút con cái. Đồng thời tiếng kêu ấy cũng là một vũ khí giúp chúng chống lại đối thủ cạnh tranh. Còn với con cái, túi khí lại giúp chúng giao tiếp với con. Tiếng kêu của mỗi cá thể đều có tần số và cường độ riêng biệt, nhờ đó tiếng kêu mới giúp con con nhận ra mẹ.  

6. Tuần lộc nào mới được ông già Noel chọn   

Bạn đã bảo giờ thử tìm hiểu tuần lộc đực hay cái sẽ được chọn làm phụ tá cho ông già Noel chưa? Theo bạn sẽ là đực hay cái? Có lẽ đa phần sẽ chọn con đực vì bao giờ con đực cũng to và khỏe hơn, phải không? Nhưng câu trả lời lại là con cái. Nguyên nhân có thể nằm ở cái sừng của tuần lộc. Sừng của con đực sẽ bị rụng vào mùa sinh sản (tức là đầu tháng 12).

  

Còn sừng của con cái vẫn tồn tại trong suốt mùa đông. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do con đực bị mất đến 95% lượng mỡ dự trữ trong cơ thể vào mùa đông. Nên đến Giáng Sinh chúng chỉ còn 5% mỡ mà thôi. Trong khi đó con cái vẫn còn đến 50% lượng mỡ trong mùa đông. Mà lớp mỡ rất quan trọng trong việc giữ ấm cơ thể của tuần lộc. Vì thế, con cái sẽ chịu rét tốt hơn con đực trong mùa Giáng Sinh (chúng có thể chịu được cái lạnh ở -43 độ C cơ mà). Từng ấy lí do cũng đủ để ông Santa chọn được trợ lí phù hợp rồi nhỉ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét