Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Các nguyên tắc vàng ăn dặm cho bé bú mẹ (Phần 2)

Bài viết trước (Phụ nữ đẹp) đã có bài viết 9 Nguyên tắc vàng ăn dặm dành cho trẻ bú mẹ (Phần 1) gửi tới các mẹ đã nhận được rất nhiều sự phản hồi tích cực từ cm. 

Hôm nay Phunudep lại gửi tới cm Các nguyên tắc vàng ăn dặm cho bé bú mẹ (Phần 2) về: "Con số thần kỳ" và khả năng duy trì sản xuất sữa mẹ lâu dài, cm cùng đọc nhé !


Nhiều bà mẹ đi làm lại, hoặc khi bé đã bắt đầu ăn dặm, cảm thấy lúng túng trong việc tiếp tục duy trì lượng sữa mẹ lâu dài. Do đó, trong thực tế, nếu không hiểu đúng thì việc duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài không phải luôn luôn dễ dàng nếu họ không hiểu các yếu tố cơ bản nào ảnh hưởng đến cơ chế sản xuất và ổn định lượng sữa đó.

Chắc các bạn còn nhờ bài viết 2 cơ chế sản xuất sữa của (Phunudep), rất căn bản, lượng sữa mẹ duy trì nhờ cơ chế bú / hút tại chổ (dĩ nhiên là hocmon luôn luôn là điều kiện cần)

1. Dung lượng lưu trữ sữa của mỗi bầu vú:

Đây là dung lượng sữa trong bầu vú ở thời điểm vú căng đầy nhất. Dung lượng này khác nhau ở mỗi bà mẹ và ngay cả mỗi bầu vú.

Tuy nhiên, cần CHÚ Ý điều này không ảnh hưởng đến tổng lượng sữa sx mỗi ngày (24h) để đáp ứng nhu cầu của bé. Chứ k phải ngực nhỏ thì không thể đủ sữa để nuôi con sữa mẹ hoàn toàn.
vd tổng lượng sữa tương đương thu được ở các bầu vú có dung tích chứa khác nhau. 12 lần x 60ml = 10 lần x 70ml = 9 lần x 80 ml = 8 lần x 90ml = 7 lần x 100ml = 6 lần x 120ml

Khi bầu vú đầy, cơ thể người mẹ sẽ nhận tín hiểu đã đủ và sẽ ngưng sản xuất sữa, và khi bầu vú càng trống thì tốc độ sản xuất sữa càng nhanh. Như vậy mỗi cơ thể bà mẹ sẽ có một con số lần bú/ hút khác nhau. Chính vì thế mà WHO và UNICEF bảo cho con bú trực tiếp và theo nhu cầu. Vì con sẽ tự biết khi nào cần bú lại để thu được đủ lượng sữa mà cơ thể bé cần.

2. Các "con số kỳ diệu" không ai giống ai - hãy hiểu cơ thể của chính mình:

Như thế tuỳ theo dung lượng của bầu vú, và số lần bú hút TỐI THIỂU ở mỗi bà mẹ (có thể mỗi bầu vú, nếu dung tích khác hẳn nhau) để duy trì cơ chế tạo sữa lâu dài là khác nhau. Có người chỉ cần 4-5 cữ bú hút tổng cộng trong 1 ngày, có người phải cần tối thiểu 9-10 cữ/ ngày. Người mẹ phải tự hiểu cơ thể mình và cảm nhận được "con số kỳ diệu" này đối với mình (hay đối với mỗi bầu vú. Khi số cữ bú hút trong ngày xuống thấp hơn con số này, cơ thể sẽ sx giảm sữa rõ rệt, và gần như cơ thể hiểu là "cơ chế cai sữa có thể đang khởi động, vì bé không còn cần bú nữa". Do đó, nếu bạn k muốn cai sữa, thì bạn cần biết con số kỳ diệu này của mình, và đừng giảm số cữ bú hút xuống thấp hơn con số đó.

3. Số cữ vắt sữa trong ngày (khi đi làm lại) và cữ bú đêm:

Nhiều bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về số cữ bú hút trong ngày, và nhiều người áp dụng cho con ngủ qua đêm từ 4 tháng, mà không có ý thức rõ ràng về "con số kỳ diệu" và rằng con số này khác nhau ở mỗi người, không thể chia sẻ lịch bú hút của mình cho người khác được.

Việc phải đi làm ban ngày và nhiều hạn chế về thời gian, địa điểm kín đáo, thuận tiện để hút sữa có giới hạn, nên nhiều bà mẹ chỉ vắt sữa được 1 lần trong ngày, hoặc tốt hơn là được 2 lần. Cộng với cho con bú một lần trước khi đi làm và một lần sau khi vừa đi làm về. Đối với bà mẹ có "con số kỳ diệu" thấp nhất ở mức số 4 (có nghĩa là tổng lượng sữa sẽ k bị giảm v 4 cử bú/hút mỗi ngày) họ có thể cho con ngủ qua đêm không bú. Tuy nhiên, đối với những bà mẹ có "con số kỳ diệu" >5 thì những cử bú đêm là vô cùng quan trọng để đảm bảo số lần bú/hút và lượng hocmon tạo sữa được duy trì tốt.

Các bố mẹ đọc các bài giấc ngủ của bé để hiểu thêm về các lợi ích khác của các cữ bú đêm và giải toả nhiều NGỘ NHẬN khá phổ biến quanh việc bé không nên bú đêm ngoài 4 tháng hay 6kg.

Đối với một số bầu vú, khi đạt được con số kỳ diệu thậm chí có thể cách cữ >6h, thậm chí >8g, bầu vú đó vẫn không bị giảm sữa.

4. Luật lao động và tận dụng thời gian sau thai sản:

Luật LĐ VN cho phép bà mẹ nghỉ thai sản 6 tháng và sau đó là được giảm 1 giờ làm việc để nuôi con, cả hai quyền lợi này là áp dụng ưu đãi cho việc nuôi con sữa mẹ, để đảm bảo cho con có thể được nuôi smht trong 6 tháng đầu, và mẹ có thời gian bơm hút sữa ít 2 lần một ngày, khi đi làm trở lại. Các mẹ nên thẳng thắn thảo luận nhu cầu này với sếp, nhân sự và tìm ra giải pháp sáng tạo nhất để bơm hút sữa đầy đủ trong ngày.

Ngày nay, một số công ty đã được vận động xây dựng cơ sở phòng hút trữ sữa cho công nhân và nhân viên, tuy nhiên không phải các bà mẹ nào cũng đang tận dụng các tiện ích này, vì chưa quen, hoặc chưa tìm hiểu rỏ quyền lợi của mình nên vẫn ái ngại vì "cứ đi hút sữa trong giờ làm việc." Ngược lại, mọi người nên chủ động và mạnh dạn với quyền lợi được chính sách nhà nước hỗ trợ và khuyến khích như thế này.

Các mẹ cũng đọc thêm các bài về pp trữ sữa để yên tâm thực hành hợp lý, xoá bỏ ngộ nhận rằng sữa mẹ trữ dễ hỏng, mất chất, v.v.

5. Ưu tiên "bú" hơn "ăn":

Nhiều ông bà bố mẹ sai lầm khi ưu tiên ăn hơn bú. Luôn cố cho bé ăn thật nhiều, và sau khi ăn mới cho bé bú thêm.

Trong năm đầu đời sữa mẹ vẫn là dinh dưỡng chính của bé. Đến 12 tháng, sữa mẹ vẫn chiếm 1/2 dinh dưỡng của bé và đến 2 năm sữa mẹ vẫn chiếm 1/3 dinh dưỡng của bé.

Thật ra, đối với bé vẫn còn sữa mẹ dồi dào, bé nên được bú mẹ no trước khi ăn. Cách này giúp bé bú mẹ nhiệt tình và kích thích cơ thể mẹ vẫn tạo sữa tốt và dễ dàng duy trì lâu dài.

Các bố mẹ tham khảo thêm bài Ăn dặm cho bé bú mẹ - Phần 1 để hiểu thêm về 9 nguyên tắc ăn dặm theo WHO, để áp dụng cho đúng và vẫn luôn ưu tiên cho dinh dưỡng chính là sữa mẹ.

Các bố mẹ cũng nên tham khảo thêm bài Chất lượng sm và dinh dưỡng bà mẹ cho con bú để hiểu, sữa mẹ không mất chất chỉ còn nước lã sau 6 tháng, như tin đồn thất thiệt nhe!

Chúc các mẹ nuôi con sữa mẹ thành công!

Tham khảo nguồn:
https://breastfeedingusa.org/content/article/magic-number-and-long-term-milk-production - Nancy Mohrbacher, IBCLC, FILCA (2014)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét